Thị trường bất động sản tại Trung Quốc

Thị trường bất động sản tại Trung Quốc

02/04/2021 0 Trần Thị Loan 704

Trung Quốc với tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Và có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới.

Trung Quốc là quốc gia lớn thứ nhì trên thế giới xét theo diện tích đất sau Nga. Và là quốc gia lớn thứ ba hoặc bốn về tổng diện tích, sau Nga, Canada, và có thể là Hoa Kỳ. Tổng diện tích của Trung Quốc thường được tuyên bố là khoảng 9.600.000 km2. Đây cũng là lý do để thị bất động sản Trung Quốc với hạ tầng cơ sở nhiều.

Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau. Nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay. Lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách. Và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc. Và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á.

Bất động sản Trung Quốc cũng có những thách thức. Chúng ta cùng Oet tìm hiểu về lý do bong bóng bất động sản Trung Quốc chưa vỡ như sau:

Về nhu cầu

Trung Quốc xây nhà nhiều gấp 5 lần Mỹ và châu Âu cộng lại. Và có dấu hiệu bong bóng nhưng thị trường này không hề vỡ.

Người thắng xổ số thường trúng tiền mặt. Nhưng ở Trung Quốc, phần thưởng trúng số có khi là quyền được mua nhà.

bất động sản

Trái lại, các khu vực rộng lớn của đất nước này lại đối diện vấn đề. Xây dựng quá nhiều chung cư. Nền kinh tế suy thoái và ít người mua bất động sản.

Sự phân cực tương tự cũng phổ biến trên khắp thế giới. Với giá cao ở thành phố lớn và giá thấp ở thành phố nhỏ. Nhưng mức độ phân hóa ở Trung Quốc còn gấp nhiều lần. Do quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường bất động sản.

Mỗi năm, Trung Quốc xây dựng khoảng 15 triệu ngôi nhà mới. Gấp 5 lần số lượng ở Mỹ và châu Âu cộng lại. Lĩnh vực bất động sản – cả tác động trực tiếp từ tất cả các công trình xây dựng. Lẫn ảnh hưởng gián tiếp đến mọi thứ từ bê tông cho đến rèm cửa, chiếm một phần tư GDP Trung Quốc.

Các tác động tài chính cũng rất sâu sắc. Vào năm 2021, các công ty bất động sản Trung Quốc sẽ phải hoàn trả hơn 100 tỷ USD trái phiếu, theo Moody’s. Đối với toàn thế giới, khoảng một phần mười dư nợ ngân hàng của các khách hàng phi tài chính. Là chuyển đến lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Dù với mục đích tài trợ cho các công ty bất động sản hay thế chấp cho người mua nhà.

Về thị trường

bất động sản

Một quan điểm thường được đề cập là thị trường đang có một quả bom hẹn giờ. Vài yếu tố cơ bản thực sự đáng báo động. Toàn bộ 1/5 số nhà ở Trung Quốc bị bỏ trống. Đầu tư vào bất động sản tương đương với khoảng một phần mười GDP hàng năm. Cao hơn mức độ Nhật Bản đạt được trước khi bong bóng bất động sản xuất hiện vào ba thập kỷ trước. Nợ tăng lên đối với người mua nhà và nhà thầu. Evergrande, công ty bất động sản lớn nhất Trung Quốc. Vay 120 tỷ USD, tăng gấp 56 lần chỉ trong thập kỷ qua.

Tuy nhiên, nhìn chung những lo ngại như vậy không có gì mới. Nhìn lại năm 2009, Jim Chanos, nhà quản lý quỹ đầu cơ, cho biết. Trung Quốc là “Dubai đang trên đà phát triển”. Dự đoán lĩnh vực bất động sản của nước này sẽ phát triển vượt bậc. Kể từ đó, giá tăng gấp đôi. Và số nhà mới được xây dựng đủ cho 250 triệu người. Thời hạn kéo dài của thời kỳ bùng nổ trên cho thấy thị trường này phức tạp hơn một vụ bong bóng.

Về lãi suất ngân hàng

Lời giải thích chính cho sự thành công – hay nói cách khác, không thể sụp đổ, là các quy định với mục đích ngăn cản những dự báo về sự sụp đổ. Một số được Trung Quốc áp dụng từ lâu, chẳng hạn như quy định khoản trả trước cho các khoản vay thế chấp ít nhất phải bằng 30% giá trị ngôi nhà.

Do bỏ nhiều vốn sở hữu ngôi nhà, chủ nhà có nhiều động lực trả tiền thế chấp hàng tháng, hạn chế nguy cơ vướng vào vòng luẩn quẩn: vỡ nợ, bán nhà bị ép giá và giảm giá. Ở nhiều thành phố đông dân nhất, nhu cầu cũng bị hạn chế chặt chẽ, do hộ khẩu gia đình là điều kiện tiên quyết khi mua nhà.

Khi lĩnh vực bất động sản phát triển đến mức khổng lồ, chính phủ nước này cam kết phát triển cái được xem là “cơ chế dài hạn” nhằm ổn định giá cả và đầu tư. Thị trường bất động sản, theo quan điểm của chính phủ, quá quan trọng nên không thể để thị trường này phát triển đơn độc.

Chính sách mua nhà

Kể từ khi lệnh cấm mua nhà thứ hai được áp dụng cho các gia đình, vài cặp vợ chồng ly hôn giả để mua thêm được căn nhà khác. Vào ngày 21/1, Thượng Hải đưa ra quy định những người ly hôn phải đợi đến ba năm mới được tính là người mua nhà lần đầu, nếu như đã sở hữu nhà lúc kết hôn.

Vài công ty bất động sản đang cố gắng tăng tỷ lệ vốn vay bằng cách thu hút các nhà đầu tư mới hoặc thành lập các công ty con, chẳng hạn các chi nhánh quản lý tài sản. Đối với nhiều công ty, bước đầu tiên rõ ràng là thúc đẩy dòng tiền bằng cách bán được nhiều nhà nhanh hơn, điều này dẫn đến việc phải giảm giá.

R&F là một trong những công ty bất động sản lớn đang gặp khó khăn. Ở Giang Môn, Quảng Đông, công ty này giảm 20% giá nhà trong những tháng gần đây. Doanh số bán hàng, từng chậm lại, nay tăng vọt – trung bình 15 căn mỗi ngày.

Đây sẽ là một thách thức đối với Trung Quốc, khi bất động sản từ lâu là trụ cột sẽ dần thành một lực cản. Tuy nhiên, lĩnh vực này sẽ theo hướng dần tuột dốc chứ không sụp đổ. Hay như The Economist bình luận rằng, nếu lắng nghe đủ kỹ, tiếng tích tắc của quả bom hẹn giờ dần trở nên nhỏ hơn.

Nguồn: vnexpress.net