Những kiến thức xây dựng cầu đường bộ

Những kiến thức xây dựng cầu đường bộ

02/04/2021 Off Trần Thị Loan 908

Do nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó xây dựng các công trình giao thông hiện đang rất cần thiết và cấp bách. Những kiến thức xây dựng cầu đường bộ là cần thiết và hữu ích. Xây dựng cầu đường là một trong những ngành thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Xây dựng cầu đường chiếm một tỉ trọng lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Về kỹ thuật xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.

Với Việt Nam, trong những năm gần đây. Với sự phát triển kinh tế và các ngành nghề khác. Ngành xây dựng cũng phát triển mạnh. Một trong số đó là phát triển về xây dựng cầu đường bộ. Vậy xây dựng cầu đường bộ cụ thể như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.

Oet xin giới thiệu cụ thể tới các bạn bài viết sau nhé.

Ngành xây dựng cầu đường bộ là gì?

Xây dựng cầu đường bộ là ngành học chuyên về lĩnh vực quản lý, thi công, thiết kế. Và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống như: cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường sắt, đường hầm, cảng, sân bay… và các công trình trong lĩnh vực xây dựng. Một số công trình trong lịch sử như cầu Long Biên, cầu Hàm Rồng. Con đường Trường Sơn huyền thoại hay những công trình nổi tiếng. Như cầu Cần Thơ, cầu Bãi Cháy, cầu Nhật Tân, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai…

Sinh viên theo học ngành xây dựng cầu đường bộ sẽ được trang bị. Nền tảng cơ bản và chuyên môn về xây dựng công trình giao thông. Các bạn sẽ được trang bị kiến thức về kết cấu bê tông cốt thép cầu đường. Kiểm tra thủy lực, trắc địa; tổ chức công trình xây dựng và quản lý thi công. Khai thác và sửa chữa công trình, phân tích về quản lý chất lượng,…

Sau khi trau dồi những kiến thức cơ bản. Các sinh viên sẽ có khả năng kiểm tra được chất lượng công trình, vật liệu, an toàn lao động. Bên cạnh đó còn được trang bị các kỹ năng thiết kế công trình để giải quyết các vấn đề về kẹt xe, tổ chức giao thông.

Tổng quan ngành xây dựng cầu đường bộ

đường bộ

 

Xây dựng cầu đường bộ là một trong những ngành thuộc lĩnh vực chiếm một tỉ trọng lớn trong xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ của ngành này tạo ra một mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt. Có hai bộ phận chính là các kỹ sư xây dựng cầu đường bộ, công nhân cầu đường bộ.

Các môn học chuyên ngành chính bao gồm: xây dựng đường và đánh giá chất lượng. Giao thông và đường đô thị, kĩ thuật giao thông. Quy hoạch giao thông vận tải và mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng hàng không và sân bay. Thiết kế và xây dựng hầm giao thông, thiết kế và xây dựng cầu BTCT. Thiết kế và xây dựng cầu thép, thiết kế nền mặt đường, thiết kế và xây dựng mố trụ cầu, kinh tế quản lý. Và khai thác đường, tin học ứng dụng đường, tin học ứng dụng cầu. Khai thác kiểm định cầu,thiết kế hình học và khảo sát thiết kế đường bộ,…

Các trường đào tạo kỹ sư xây dựng gồm. Trường đại học Xây dựng, Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh,Trường Đại Học Giao thông Vận tải cơ sở 2,trường Đại học Kĩ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trường đại học dân lập Hải Phòng, trường đại học kiến trúc Đà Nẵng…

Các trường đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp. Và trung cấp nghề chuyên ngành xây dựng cầu đường: trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III, Trường cao đẳng giao thông vận tải III…

Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng cầu đường bộ mỗi sinh viên được công nhận danh hiệu kỹ sư cầu đường. Là người có khả năng thiết kế và thi công các công trình cầu đường. Sân bay, hầm giao thông, hầm kỹ thuật, bãi chứa, thậm chí bến cảng và cầu tàu…

Cơ hội nghề nghiệp cho ngành xây dựng cầu đường

đường bộ

Với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng về cầu cống, đường xá, hầm,.. Trong tương lai, ngành xây dựng cầu đường bộ. Cùng ứng dụng công nghệ cao trong thiết kế giao thông. Thì cơ hội nghề nghiệp cho ngành xây dựng được đánh giá rất cao.

Sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng cầu đường bộ. Các tân cử nhân có thể công tác quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Và các lĩnh vực ngành giao thông vận tải tại các bộ giao thông, bộ kế hoạch đầu tư, bộ xây dựng,…Các ban quản lý dư án xây dựng, các sở giao thông. Sở quy hoạch, các phòng quản lý xây dựng, các trung tâm điều hành giao thông.

Thực hiện công việc chuyên môn trong các lĩnh vực như: thiết kế và xây dựng các hệ thống công trình đường ô tô, thiết kế và quản lý các hệ thống giao thông vận tải, thiết kế công trình cầu và công trình ngầm. Thực hiện các công việc nghiên cứu và giảng dạy về các lĩnh vực xây dựng. Làm việc tại các công ty xây dựng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng , cơ sở hạ tầng giao thông.

Các công việc sinh viên có thể thực hiện sau khi ra trường:

Làm việc trong ngành xây dựng cầu đường bộ khá vất vả , phải đi làm xa nên rất hợp với ai yêu thích sự dịch chuyển. Sau khi tốt nghiệp, công việc sinh viên có thể thực hiện trong ngành xây dựng cầu đường bộ là:

Quản lý khai thác, kiểm định chất lượng công trình cầu đường

Chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng công trình: Đường giao thông, hệ thống thoát nước, cầu,  san lấp mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị…

Tổ chức công tác đo đạc khảo sát thu thập số liệu cần thiết cho thiết kế công trình cầu đường bộ.

Thiết kế, thiết kế thi công.

Quản lý, và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình cầu đường bộ;

Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình cầu đường bộ;

Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin.. để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến khoa học – công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ.

Ngành xây dựng cầu đường bộ đang nắm chủ chốt trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Việc nâng cao, nâng cấp và nâng tầm xây dựng cũng thuộc nhiệm vụ cấp bách hiện nay với các kỹ sư và công nhân xây dựng.

Với những thông tin hứu ích trên, hy vọng bạn đã có khái niệm tổng quát về xây dựng cầu đường bộ nhé.

Nguồn: thoxay.com.vn