Một số kiến thức xây nhà Hà Nội

Một số kiến thức xây nhà Hà Nội

05/04/2021 0 Trần Thị Loan 676

Trong thời buổi xã hội kinh tế thị trường như hiện nay. Không phải cứ có bằng đại học mới có lương cao. Mà ngay cả khi bạn chỉ có tấm bằng trung cấp thôi bạn cũng có thể có được mức lương cao. Nếu bạn làm được việc thì sẽ có rất nhiều công ty muốn mời bạn làm việc cho họ. Vậy như thế nào mới gọi là “làm được việc” và để “làm được việc” thì bạn cần có những gì?

Làm được việc ở đây nghĩa là bạn có thể giải quyết công việc một cách nhanh gọn, hiệu quả. Mà cấp trên giao phó, trong lĩnh vực xây dựng biết làm việc. Llà người biết một hoặc nhiều kỹ năng như: Chỉ đạo thi công, lập dự toán, soạn thảo hay thương thảo hợp đồng, lập và đánh giá hồ sơ thầu, lập hồ sơ dự thầu, hoàn công và thanh quyết toán công trình…

Oet xin giới thiệu cụ thể tới các bạn bài viết sau nhé.

Một số kiến thức xây nhà Hà Nội lưu ý như sau:

Tưới nước vào gạch trước khi xây?

Kiến thức xây nhà Hà Nội như chú ý tưới nước vào gạch trước khi xây. Do vữa xây là một hỗn hợp gồm Xi măng – Cát – Nước. Và do hổn hợp cần có một khoảng thời gian nhất định để kết dính và đông cứng. Và để gắn gạch kết dính với nhau.
Bản thân gạch có tính hút nước rất mạnh, sẽ hút hết lượng nước cần thiết trong vữa. Làm vữa không còn đủ lượng nước cần thiết để kết dính và đông cứng. Do đó, trước khi xây, cần tưới nước vào gạch để hạn chế bớt khả năng hút nước của gạch.

Tại sao thép trong ô – văng ( mái đón)

Kiến thức xây nhà Hà Nội như thép trong ô – văng. Thép trong ô – văng ( mái đón) thường được đặt bên trên mà lại không đặt bên dưới. Và sát mặt ván khuôn. Quan sát một tấm đan Bê Tông Cốt Thép không cốt thép. Hoặc cốt thép đặt sai cấu tạo như hình h1, dưới sức nặng của bản thân. Đầu tiên tấm đan xuất hiện các vết nứt bên trên gần tường hoặc đà neo. Khi các vết nứt này rộng ra và ăn sâu xuống giáp mặt dưới tấm đan, tấm đan sẽ bị gẩy.
Vì vậy việc đặt cốt thép sát bề mặt bên trên của tấm đan Bê Tông Cốt Thép sẽ ngăn chặn các vết nứt không tiến sâu qua khỏi lớp cốt thép. Do đó tấm đan Bê Tông Cốt Thép sẽ không bị gãy, đổ.

Các tấm đan sàn Bê Tông Cốt Thép xung quanh có đà, cốt thép giáp đà

Thường có 2 lớp trên – dưới, trong khi cốt thép ở giữa sàn chỉ có một lớp ở dưới? Quan sát một tấm Bê Tông bị gãy đổ như hình vẽ h.2. Ta thấy đầu tiên ở giữa tấm sàn xuất hiện các vết nứt từ dưới lên trên. Tiếp theo đó phần sàn giáp đà xuất hiện các vết nứt từ trên xuống dưới. Và cuối cùng tấm sàn bị gãy, sụp đổ hoàn toàn.
Vì vậy việc đặt lớp cốt thép bên dưới ở giữa sàn là để ngăn các vết nứt ở bên dưới, giữa sàn. Tương tự, việc đặt lớp cốt thép bên trên ở phần sàn giáp đà, để ngăn chặn các vết nứt ở bên trên, ở phần sàn giáp đà.

Các căn nhà thổ cư Hà Nội

Các căn nhà thổ cư Hà Nội được xây bằng móng gạch, cột gạch, tường gạch, khi đang xây dựng, các tấm đan ô-văng ( mái đón ) hay bị sụp đổ? Đối với các căn nhà được xây bằng móng gạch, cột gạch, tường gạch, mái tôn, các tấm đan ô-văng Bê Tông Cốt Thép ( mái đón ) thường hay bị sập đổ do một trong hai nguyên nhân sau đây:

– Do bản thân tấm đan Bê Tông Cốt Thép bị gãy, sụp như nguyên nhân ở mục 2 đã nêu.
– Do tấm đan Bê Tông Cốt Thép không có đà ngàm vào tường để tận dụng tải trọng phần tường bên trên đà làm đối trọng, hoặc có nhưng đối trọng này không đủ khả năng giữ tấm đan ô-văng không bị lật, sụp.

bất động sản

Tại sao móng các nhà lầu đúc

Tại sao móng các nhà lầu đúc thường được đặt ở độ sâu từ 1.40m đến 1.80m hoặc sâu hơn?Dưới tác dụng của tải trọng công trình truyền xuống móng, đất nền cần có độ cứng để chịu đựng, để móng không bị lún. Khả năng đó của đất nền gọi là sức chịu tải của đất nền, hay còn gọi là cường độ đất nền. Đơn vị tính sức chịu tải của đất nền là kg/cm2 hoặc tấn/m2.

Càng xuống sâu so với mặt đất tự nhiên ban đầu, sức chịu tải của đất nền càng ổn định.
Do ở vị trí sâu từ 1.40m đến 1.80m hay sâu hơn, các yếu tố làm giảm sức chịu tải của đất nền như hiện tượng trượt, trồi đất, hiện tượng nhảo hoá đất do ngập nước… không xảy ra và nếu có cũng không còn gây nguy hiểm cho đất nền dưới đáy móng nữa.

bất động sản
Độ sâu đặt móng ở nhà liền kề

Độ sâu đặt móng ở nhà liền kề có gây ảnh hưởng gì đến móng của công trình đang xây dựng hoặc ngược lại không?Có. Để tránh hiện tượng trượt, trồi đất, nếu độ sâu chôn móng của hai công trình là khác nhau, tức là có sự chênh lệch độ sâu đặt móng giữa hai công trình, thì móng của hai công trình phải đảm bảo cách nhau một khoảng cách nhất định. Khoảng cách đó phải lớn hơn 1.50 lần khoảng cách chênh lệch độ sâu giữa hai móng.

Nhà nhiều tầng bị nghiêng khi đang xây dựng?

Thường do một trong hai nguyên nhân chính:
– Do móng lún không đều (móng băng, móng bản), hoặc độ lún giữa các móng ( móng băng hoặc móng đơn) là chênh lệch nhau vượt quá giới hạn cho phép.
– Do kết cấu móng bị phá huỷ ( do thiết kế hoặc thi công sai)
+ Do đế móng bị gãy.
+ Do đà móng bị gãy.
+ Do cổ cột bị gãy hoặc đà kiềng ngang bị gãy (ở các móng lệch tâm).

Các yếu tố gì ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị điện?

Có 2 yếu tố sau:
– Sự ổn định của cường độ dòng điện.
– Số lần tắt – mở khi sử dụng Thiết bị điện ( Thực ra cũng do nguyên nhân sự ổn định của cường độ dòng điện. Do mỗi khi tắt – mở, do hiện tượng tự cảm, cường độ dòng điện có biến thiên).

Nguồn: kenhhocsinh.com