Một số kiến thức xây dựng công trình kiến trúc
05/04/2021Kiến thức xây dựng công trình kiến trúc gồm nhiều bước quan trọng cho các kỹ sư và chủ thầu. Trong thời buổi xã hội kinh tế thị trường như hiện nay, không phải cứ có bằng đại học mới có lương cao mà ngay cả khi bạn chỉ có tấm bằng trung cấp thôi bạn cũng có thể có được mức lương cao. Nếu bạn làm được việc thì sẽ có rất nhiều công ty muốn mời bạn làm việc cho họ. Vậy như thế nào mới gọi là “làm được việc” và để “làm được việc” thì bạn cần có những gì?
Làm được việc ở đây nghĩa là bạn có thể giải quyết công việc một cách nhanh gọn, hiệu quả mà cấp trên giao phó. Trong lĩnh vực xây dựng biết làm việc là người biết một hoặc nhiều kỹ năng như: Chỉ đạo thi công, lập dự toán, soạn thảo hay thương thảo hợp đồng, lập và đánh giá hồ sơ thầu, lập hồ sơ dự thầu, hoàn công và thanh quyết toán công trình…
Oet xin giới thiệu cụ thể tới các bạn bài viết sau nhé.
Sau đây là một số kiến thức xây dựng công trình kiến trúc.
Những kiến thức thi công phần thô
Kiến thức xây dựng công trình kiến trúc về thi công phần thô. Những kiến thức thi công phần thô là đầu tiên trong kiến thức xây dựng công trình kiến trúc.
Móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng. Là một phần rất quan trọng, không thể thiếu khi xây dựng các tòa nhà, cầu, đập nước…. đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất. Giúp cho công trình chịu được sức ép của trọng lực khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà. Hoặc khi sửa chữa có yếu tố gia tăng tải trọng như: cải tạo chồng thêm tầng hoặc cơi nới không gian. Móng là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
Có 4 loại móng cơ bản ( móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc …).
Xây dựng phần khung nhà
Kiến thức xây dựng công trình kiến trúc về xây dựng phần khung nhà. Thời điểm kết thúc phần nền móng cũng là thời điểm bắt đầu công việc xây dựng phần khung nhà. Khung nhà được hiểu cơ bản bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép, cột, dầm, sàn. Và hệ thống tường bao, tường ngăn chia nhà. Hiện nay, dù công nghệ xây dựng đã đi quá xa. Nhiều loại vật liệu mới ra đời. Nhưng bê tông, cốt thép, gạch vẫn là những vật liệu xây dựng chủ yếu và phổ biến nhất.
Một hệ khung nhà bao giờ cũng gồm 5 thành phần chính: cột nhà (để truyền lực xuống đất), dầm nhà (hay đà, dùng để kết nối và truyền lực xuống các đầu cột). Bản sàn (hay tấm, được đổ gối lên các hệ dầm, là nơi nâng đỡ các vật thể trong nhà). Tường nhà (gồm tường bao và tường ngăn chia, được xây bằng gạch), cầu thang là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà.
Việc thực hiện xây dựng phần khung nhà cũng như khi làm móng bao gồm các công việc chính là: đan thép, ghép cốp pha, đổ. Và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường. Công việc này không đơn giản cũng chẳng phức tạp, chỉ cần chú ý một số điểm chính sau:
Việc đan thép phải đúng theo chỉ định của bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài các cấu kiện thép.
Việc ghép cốp pha cần thực hiện theo đúng tiêu chuẩn xây dựng. Gỗ cốp pha không được lựa chọn loại gỗ quá kém phẩm chất. Có thể bị bục vỡ trong quá trình đổ dầm bê tông.
Việc đổ dầm bê tông có thể thực hiện thủ công bằng máy trộn bê tông. Cũng có thể thực hiện bằng xe trộn bê tông chuyên dụng, bơm bê tông bằng vòi bơm.
Phương pháp bảo dưỡng cho bê tông thông thường
Giữ ẩm bê tông bằng nước:
– Phun nước liên tục lên bề mặt.
– Ngâm trong nước.
Che chắn, giữ ẩm liên tục:
– Ván khuôn.
– Phủ bao bố ướt hoặc bao nilong…
Sử dụng hợp chất dưỡng hộ: Phun nước trực tiếp lên bề mặt bê tông. Khi khô chúng sẽ tạo thành 1 màng không thấm làm chậm sự thất thoát độ ẩm bề mặt. Bê tông cần được bảo dưỡng liên tục ít nhất là 7 ngày. Thời gian bảo dưỡng càng lâu càng tốt.
Phương pháp bảo dưỡng cho vữa
Giữ ẩm bằng cách phun nước lên bề mặt tường, nền (trát, láng vữa) sau khi đã kết thúc ninh kết (tưới nhẹ lên đỉnh tường bằng vòi khi vữa bắt đầu ráo bề mặt).
Che chắn giữ ẩm liên tục:
– Phủ bạt.
– Phủ bao bố ướt hoặc bao ni lông
Sử dụng hợp chất dưỡng hộ: Phun trực tiếp hợp chất dưỡng hộ lên bề mặt tường (trát, láng vữa), khi khô chúng sẽ tạo thành một màng không thấm làm chậm sự thất thoát độ ẩm bề mặt.
Tường, nền (trát, láng vữa) cần được bảo vệ liên tục 3-7 ngày. Thời gian bảo dưỡng càng lâu càng tốt.
Nguồn: traitimxaydung.com