Kiến thức xây dựng từ A đến Z
05/04/2021Kiến thức xây dựng từ A đến Z hoàn thiện gồm nhiều bước quan trọng cho các kỹ sư và chủ thầu. Trong thời buổi xã hội kinh tế thị trường như hiện nay, không phải cứ có bằng đại học mới có lương cao. Mà ngay cả khi bạn chỉ có tấm bằng trung cấp thôi bạn cũng có thể có được mức lương cao. Nếu bạn làm được việc thì sẽ có rất nhiều công ty muốn mời bạn làm việc cho họ. Vậy như thế nào mới gọi là “làm được việc” và để “làm được việc” thì bạn cần có những gì?
Làm được việc ở đây nghĩa là bạn có thể giải quyết công việc một cách nhanh gọn, hiệu quả. Mà cấp trên giao phó. Trong lĩnh vực xây dựng biết làm việc là người biết một hoặc nhiều kỹ năng. Như: Chỉ đạo thi công, lập dự toán, soạn thảo hay thương thảo hợp đồng. Lập và đánh giá hồ sơ thầu, lập hồ sơ dự thầu, hoàn công và thanh quyết toán công trình…
Oet xin giới thiệu cụ thể tới các bạn bài viết sau nhé.
Sau đây là một số kiến thức xây dựng từ A đến Z như sau.
Vai trò của xây dựng
Kiến thức xây dựng từ A đến Z thì chúng ta đi tìm hiểu về vai trò của xây dựng như sau.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, ngành Xây dựng luôn chiếm được ưu thế hàng đầu và đóng vai trò hết sức thiết thực. Cụ thể hơn về những vai trò mà ngành Xây dựng tác động đến sự phát triển kinh tế là:
- Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng
- Tăng giá trị lợi nhuận cho kinh tế quốc dân
- Tạo cơ hội cho ngành kinh tế phát triển
- Mang đến tiềm lực dồi dào, thu hút đầu tư nước ngoài
- Sử dụng lượng lớn nguồn lao động, thu hút vốn cao trong nền kinh tế và tác động trực tiếp hoạt động của thị trường tài chính.
- Nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân
Nhiệm vụ của các kỹ sư xây dựng
Là thiết kế, thi công và bảo trì các công trình nhà ở, trường học, bệnh viện, công xưởng và các hệ thống hạ tầng giao thông,… Có thể nói, trong số tất cả các ngành kỹ thuật thì ngành Kỹ thuật xây dựng có từ lâu đời nhất và thu hút nhiều nhân lực nhất.
Những kiến thức ngành xây dựng
Bạn phải biết đọc bản vẽ.
Ngôn ngữ giao tiếp của những người làm xây dựng chính là bản vẽ. Các kỹ sư thiết kế và các kiến trúc sư thể hiện những ý tưởng. Đồ án thiết kế của mình bằng các bản vẽ, nhiệm vụ của người cán bộ kỹ thuật là triển khai ý tưởng, đồ án thiết kế đó ra thực tế, thành hiện thực.
Phải biết sử dụng máy tính
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay nếu bạn không biết dùng máy tính thì bạn chẳng thể làm xây dựng được. Hãy cố gắng học những kiến thức từ cơ bản nhất về máy tính.
Phải biết bóc tách dự toán
Việc bóc tách dự toán là điều quan trọng số 1 của một người kỹ thuật. Nếu bạn không biết lập dự toán và bóc tách dự toán. Thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không biết tính tiền và nghĩa là bạn chẳng làm được gì cả.
Phải biết lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu
Cách để tính giá dự thầu, cách bóc tách kiểm tra khối lượng; kỹ năng tra mã hiệu công việc, đọc hồ sơ mời thầu, phân công làm hồ sơ thầu ra sao…
Phải biết lập hồ sơ thanh quyết toán
Làm sao thanh toán được một cách nhanh chóng, khoa học và đúng yêu cầu bạn cần học qua lớp học thanh quyết toán của Viện Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ xây dựng.
Phải biết vẽ và sử dụng các phần mềm đồ họa
Vẽ và sử dụng phần mềm đồ họa là công việc bắt buộc của người kỹ thuật, bạn cần sử dụng thành thạo mới có thể làm việc được.
Kiến thức
Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học).
Ngoài ra, am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong ngành này.
Vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây dựng.
Kỹ năng
Người xây dựng phải suy nghĩ vượt qua các rào cản, các bức tưởng, các hộp gỗ để thổi hồn và trí tuệ của mình vào những công trình cụ thể.
Khả năng
Có khả năng sáng tạo và tổ chức.
Khả năng giao tiếp tốt.
Thái độ
Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người (bởi ngành này là làm việc với đất, nước, đá, nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu của cuộc sống con người).
Tim thần ham học hỏi, không sợ khó khăn.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Với chuyên môn về xây đựng, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng giao thông, thuỷ lợi, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v… Cơ hội làm việc trong ngành xây dựng rất rộng mở.
Kỹ sư trong ngành xây dựng hầu như luôn phải đi xa nhà, theo các công trình. Họ làm việc dưới điều kiện vất vả, áp lực thời gian lớn. Khi làm việc tại công trình, họ còn phải cẩn thận với những tai nạn lao động có thể xảy ra.
Nguồn: sme.vn