Đà nẵng khu nghỉ dưỡng giảm mạnh trong ngành bất động sản

Đà nẵng khu nghỉ dưỡng giảm mạnh trong ngành bất động sản

29/03/2021 0 Ngô Thị Ngọc Yến 1,385

Dịch COVID-19 đã khiến cho thị trường bất động sản tại Đà Nẵng trở nên đóng băng. Các chỉ số về nguồn cung, nhu cầu, tỷ lệ giao dịch đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Những ngày qua, thị trường bất động sản ở địa phương này gần như tê liệt, không có giao dịch.

Theo báo cáo thị trường tháng 7/2020, dịch COVID-19 đang khiến nhu cầu quan tâm bất động sản tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước sụt giảm. Trong đó mức giảm mạnh nhất là tại Đà Nẵng.

Đặc biệt, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng trầm trọng nhất. Hai phân đất nền và căn hộ cũng phải gồng mình gánh chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh. Tiêu thụ đất nền tại thành phố biển năm ngoái chỉ bằng 2% của 2019. Thanh khoản biệt thự biển lao dốc, thị trường gần như ngủ đông.

Oet xin giới thiệu cụ thể tới các bạn bài viết sau nhé.

Báo cáo thị trường DKRA

Đà nẵng khu nghỉ dưỡng giảm mạnh trong ngành bất động sản

Báo cáo thị trường bất động sản Đà Nẵng của DKRA Việt Nam cho biết. Nhóm bất động sản nghỉ dưỡng ven biển rơi vào tình trạng đóng băng giao dịch suốt 12 tháng qua. Nguyên nhân là chịu tác động kép của đợt suy giảm từ nửa cuối 2019 và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo đó, thị trường hoạt động cầm chừng suốt năm 2020, thậm chí gần như ngủ đông. Nguồn cung mới giảm kỷ lục, sức tiêu thụ xuống thấp ở hầu hết phân khúc và giá bán có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều chỉnh đáng kể trên thị trường thứ cấp so với năm 2019.

Năm ngoái cũng đánh dấu giai đoạn đất nền tại Đà Nẵng có nguồn cung và lượng tiêu thụ mới giảm mạnh, rổ hàng chủ yếu tập trung ở quận Liên Chiểu và quận Ngũ Hành Sơn. Suốt năm chỉ có 2 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường khoảng 183 nền. Chỉ bằng 3% so với năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới chưa đạt đến 2% lượng tiêu thụ năm 2019.

Thị trường thứ cấp kém sôi động

Giao dịch trên thị trường thứ cấp kém sôi động, tính thanh khoản thấp. Giá thứ cấp ghi nhận mức giảm trung bình 5-10%. Riêng một số trường hợp người bán cần thu hồi vốn gấp ở các dự án thuộc khu đô thị Tây Bắc (quận Liên Chiểu). Hoặc khu đô thị Nam Hòa Xuân (quận Ngũ Hành Sơn). Mức giảm giá thứ cấp có thể lên đến 15 – 20%.

Nhà phố, biệt thự, shophouse tiếp tục hạ nhiệt sau giai đoạn tăng trưởng nóng từ năm 2018 đến tháng 4/2019. Với mức thanh khoản thấp ghi nhận ở nhiều dự án. Nguồn cung các dự án có sự chênh lệch lớn giữa các quận nội thành thành phố Đà Nẵng. Trong đó, quận Hải Châu dẫn đầu về nguồn cung và lượng tiêu thụ, tuy nhiên phần lớn chỉ tập trung ở một dự án trên đường Nguyễn Tất Thành.

Giao dịch thứ cấp kém sôi động, thị trường có dấu hiệu giảm giá sơ cấp và thứ cấp ở một số dự án. Các chủ đầu tư điều chỉnh giảm nhẹ giá bán hoặc triển khai các gói hỗ trợ hấp dẫn nhằm kích cầu trong bối cảnh thị trường trầm lắng.

Phân khúc shophouse gặp nhiều bất lợi trước tình hình sụt giảm lượng khách du lịch cũng như nhu cầu thuê mặt bằng chưa có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây.

Đà nẵng khu nghỉ dưỡng giảm mạnh trong ngành bất động sản

Condotel Đà Nẵng

Biệt thự biển dọc theo trục đường Võ Nguyên Giáp, Trường Sa thuộc quận Ngũ Hành Sơn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Tác động tiêu cực ở một số dự án mạnh đến mức khiến sức cầu thị trường lao dốc và không ghi nhận nguồn cung mới.

Condotel tại thành phố này cũng ghi nhận sức tiêu thụ thấp nhất trong 5 năm qua. Lượng tiêu thụ dự án mới chủ yếu đến từ một dự án trên đường Võ Nguyên Giáp. Thị trường condotel có sự dịch chuyển về chương trình ủy thác cho thuê. Tỷ lệ cam kết và thời gian cam kết giảm đáng kể so với giai đoạn 2016-2018.

Toàn thị trường trong 7 tháng đầu năm 2020 chỉ tiêu thụ được khoảng 233 căn condotel. Đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua.

Trong khi đó, phân khúc biệt thự biển cũng tương tự khi sức mua chung của thị trường rất thấp. Đồng thời trong 7 tháng đầu năm 2020, khu vực Đà Nẵng không ghi nhận dự án mới mở bán.

“Dịch COVID-19 là cú bồi làm khó thêm cho thị trường bất động sản Đà Nẵng vốn đã gặp nhiều khó khăn từ trước đó. Khủng hoảng này đã làm suy yếu một phần thị trường. Những chủ đầu tư yếu về năng lực tài chính dễ bị hụt hơi. Để kéo dài có thể bị phá sản nên buộc phải tìm nhà đầu tư khác để chuyển nhượng. Từ đó, giá cả sẽ hợp lý hơn hoặc rất rẻ”

Nguồn: Vnexpress.net