Các rủi ro của việc mua nhà sổ hồng chung và cách làm giảm rủi ro

Các rủi ro của việc mua nhà sổ hồng chung và cách làm giảm rủi ro

30/03/2021 0 Nguyễn Thị Hạnh 631

Mua nhà chung sổ hồng dễ sinh ra những rủi ro về mặt pháp lý cho những người thiếu kinh nghiệm. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc nhà có sổ hồng chung là: Nhà có đủ điều kiện để tách sổ nhưng khi bán, chủ cũ vẫn chưa tách sổ; Nhà không đủ điều kiện để tách sổ (đất không đủ điều kiện để tách thửa theo quy định pháp luật). Ngoài việc khó chuyển nhượng, khó thế chấp. Việc chung sổ hồng còn gây khó khăn về nhiều mặt.

Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.

Cùng oet tìm hiểu về các rủi ro của việc mua nhà sổ hồng chung và cách xác lập rủi ro đó:

Khó chuyển nhượng, khó thế chấp

Nhà sổ hồng chung cũng rất khó chuyển nhượng, mua bán sang tên. Do bất cứ giao dịch nào cũng phải được sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu.

Hơn nữa, do những rắc rối liên quan đến việc đồng sở hữu. Cũng như những rủi ro về pháp lý nên hồ sơ thế chấp nhà sổ hồng chung để vay vốn khó được ngân hàng chấp thuận. Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn phải tách sổ trước khi dùng tài sản này để vay thế chấp.

Không được tách sổ

Các rủi ro của việc mua nhà sổ hồng chung và cách làm giảm rủi ro

Thực tế không phải ai cũng có thể thuận lợi trong việc tách sổ. Nhiều trường hợp do khu đất chung có diện tích quá nhỏ. Không đảm bảo diện tích tối thiểu tách thửa nên việc tách sổ là bất khả thi.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thực hiện việc tách sổ. Nhưng phải chờ đợi trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến dòng vốn của nhà đầu tư. Vì vậy, mua nhà sổ hồng chung rất bất tiện.

Dễ xảy ra tranh chấp

Nhà sổ hồng chung thuộc sở hữu của nhiều người. Do đó rất dễ xảy ra tranh chấp trong việc khai thác công dụng, hưởng lợi tức. Nếu không có sự thỏa thuận. Thống nhất hợp lý giữa các bên thì rất dễ xảy ra tranh chấp.

Vì vậy, bạn cần lưu ý theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Các tranh chấp liên quan đến mua nhà đất sổ chung thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân nơi có đất.

Dễ bị lừa đảo

Các rủi ro của việc mua nhà sổ hồng chung và cách làm giảm rủi ro

Các đối tượng lừa đảo sẽ đánh vào tâm lý của người mua rồi mua đất (có sổ đỏ) chia nhỏ. Xây thành từng căn và quảng cáo bán nhà giá rẻ, có sổ hồng. Nhiều người mua nhà vì quá tin tưởng vào những lời dụ dỗ ngon ngọt. Lo mất suất mua nhà giá rẻ nên vội vàng “xuống tiền”.

Nhiều trường hợp khi đến tận nơi, người mua mới biết là nhà được xây trên đất sổ chung. Lúc này bên bán hẹn khi chồng đủ tiền, giao dịch xong xuôi thì sẽ làm thủ tục tách sổ. Nhưng bên bán chây ì, thậm chí bỏ trốn. Người mua rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Cách giảm rủi ro trong xác lập quyền sở hữu

Mua nhà đất sổ chung không thể làm các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán công chứng. Theo quy định của pháp luật nếu như không có giấy ủy quyền đồng ý cho người bán thực hiện chuyển quyền sử dụng cho người khác. Và điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn chọn mua mảnh đất hay nhà đó mà không có văn bản đồng ý của các đồng sở hữu. Có nghĩa là bạn sẽ không thể ký kết hợp đồng công chứng. Làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng đó không có giá trị pháp lý.

Tốt nhất, nên mua và nếu muốn mua hãy yêu cầu người bán làm thủ tục tách sổ đỏ riêng rồi mới xác lập giao dịch. Trường hợp xác định sẽ mua đất không thể tách sổ và chấp nhận chung sở hữu. Thì mua đất sổ chung cần giấy tờ gì để đảm bảo tính hợp pháp. Chắc chắn chỉ nên mua đất sổ chung có giấy văn bản đồng ý của các đồng sở hữu. Còn lại cho phép giao dịch chuyển nhượng nếu không giao dịch của bạn sẽ vô hiệu, tiền mất, tật mang.

Thủ tục, hợp đồng mua bán nhà đất chung sổ đỏ, sổ hồng

Theo quy định thì nhà đất sổ hồng, sổ đỏ chung sẽ thuộc trường hợp tài sản chung hợp nhất của các đồng sở hữu. Và quyền sở hữu  chung này có thể là hợp nhất có thể phân chia và không thể phân chia. Và các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung

Vì vậy, nếu muốn chuyển nhượng cho người khác tài sản thuộc sở hữu chung đó thì phải xem xét tài sản đó có thể phân chia hay không. Nếu phân chia sẻ sẽ có thể tách sổ riêng cho người mua, nếu không thể phân chia thì người mua cũng chỉ có thể sử dụng chung và tất nhiên là mua nhà đất xác lập quyền sở hữu chung với các đồng sở hữu còn lại.

Nguồn: laodong.vn